NGƯỜI BẠN MỚI - TG: Châu Đoàn - DIỄN ĐÀN VĂN HỌC - MÙA HOA

NGƯỜI BẠN MỚI – TG: Châu Đoàn

NGƯỜI BẠN MỚI

Tác giả – Châu Đoàn

 

       Trong các bạn giao lưu trên Fb, tôi lại có người mới xinh đẹp và tài năng. Tôi thật sự cảm phục Phùng Huong Loan. Cô ấy là một nhà văn. Tôi gọi thế không phải thấy bạn mình xinh đẹp lại nịnh đầm vì cô ấy học hành trường lớp hẳn hoi: Cô học ở Trung tâm bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du – Hội Nhà văn Việt Nam. Thế là diễm phúc lắm. Tôi đã tưởng tượng ra đủ thứ chuyện nhưng chưa bao giờ mình được như Loan. “Tre già măng mọc có gì lạ đâu “(Nguyễn Duy). Đó không phải là may mắn mà từ các bài viết của cô được đăng ở các báo. Việc học viết văn giúp ích cô rất nhiều. Bản thân cô là nhà giáo. “Thầy hay thì trò giỏi “, ông bà ta dạy thế mà. Ngoài việc viết văn, Loan đủ tự tin và kĩ năng phát hiện thế hệ mới yêu văn chương từ ghế nhà trường. 

      Sau này Hương Loan có trở thành nhà văn được nhiều người yêu thích hay không thì tôi không biết được. Chứ hiện tại văn phong của Loan thật độc đáo. Nguyên tắc sống và viết của cô là nghiêm túc, chân thành. Lời văn luôn ngắn gọn, bình dị súc tích, sức hút từ con chữ của cô thật lạ lùng. Nó đầy mỹ cảm văn chương, bao hàm trí tuệ mà cô ấy tiếp thu, kinh nghiệm sống được sàng lọc rồi hiện ra con chữ đầy ma lực. Loan có cuộc sống đầy đau khổ. Khi đọc bài MẸ TÔI, văn của Loan êm ái, đầm thấm mà lòng tôi cứ rưng rưng. Không ai đâu phải riêng tôi đều không muốn Loan viết Thế. Chỉ muốn Loan viết về tuổi thơ êm đềm bên gia đình nghèo mà vui. Một khung cảnh làng quê Bắc bộ thanh bình với đẹp như tranh vẽ. Nhưng đó là sự thật không thể chối bỏ, không thể tách rời trong cuộc đời của Loan. Cô viết: “Chúng tôi lớn lên không có sự quan tâm chăm sóc của bố, nhưng cả mấy chị em đều biết tự lập dãi nắng dầm mưa, bền bĩ như cây có dại ở đâu cũng sống được”. Rồi cô bị thương ở chân do bom Mỹ. Cha ở đâu trong cơn thập tử nhất sinh ấy. Bố cô dứt tình theo một bóng hồng khác. Ông bà bảo rằng: “Mồ côi cha ăn cơm với cá” vì còn Mẹ. Người mẹ làm tất cả những gì mình có thể, thậm chí hy sinh bản thân vì con. “Còn cha gót đỏ như son” Bố Loan còn đấy mà bàn chân ba chị em đã chai đi vị cuộc sống. Sống là mưu cầu hạnh phúc. Hình như hạnh phúc như có vẻ xa xôi lắm. Tình yêu của mẹ, ý chí vươn lên từ cuộc sống khó khăn, lửa đạn của kẻ thù đã trui rèn ba chị em cô một tính cách: Nghiêm túc. Nghiêm túc không phải là bảo thủ, để co mình lại mà để đi đúng đường, biết yêu thương, sẻ chia và tha thứ. Xin hãy đọc những dòng sau: “Hôm đưa mẹ đi chụp xiti, mẹ ngồi trên chiếc xe lăn mái tóc bạc phơ người gầy xanh xao tôi đẩy xe cho mẹ đi một người vô định, quá khứ của mẹ lại ùa vào trong tôi. Tôi khóc từ sâu thẳm trái tim mình “Tôi không phải người tọc mạch đi kể chuyện đời và gia đình cô nhưng tôi phải dẫn chứng tính nghiêm túc của Loan ở đâu mà có. Đau khổ mà không biết phải làm gì, nói gì và không còn nước mắt để mà khóc thì người ta sẽ bình tâm nhìn lại sự việc, chấp nhận cố gắng sống cho qua cơn bĩ cực rồi tươi cười đứng dậy bước những bước chân mạnh mẽ và bao dung. Ai đã đọc bài  MẸ TÔI  sẽ hiểu rõ điều này. Cô có trách bố không? Có đấy nhưng không oán hận, không gào thét chửi bới. Cô sớm nhận ra từ hình ảnh người mẹ kính yêu của mình. Người phụ ta rồi người sẽ phụ người. Chỉ có yêu thương làm cho tâm hồn an vui dù nỗi đau nó đặc quánh nằm im trong lòng, chỉ chực hờ lòng yếu đuối là nổi dậy tàn phá tâm can. Vì thế mà lời văn đi sâu lòng đọc giả, khiến người ta thương cảm đến rưng rưng. Đau đớn về thể xác, đau khổ về tinh thần như tảng bê tông nặng trĩu trong lòng theo thành cô lớn lên nhưng nó lại mở đường cho cô đi về NẺO THIỆN, biết THA THỨ. Chữ TÂM của cô giáo Loan, chữ TÂM  của người viết văn Phùng Hương Loan có đất để sinh sôi rồi lớn lên thành đóa sen hồng đầy hương thơm. 

      Mắt có vấn đề nên người ta mới đeo kính. Loan cũng vậy thôi nhưng lại hay. Nó làm nổi bật khuôn mặt khả ái của một nhà mô phạm, không làm mất đi nét dịu dàng, thanh tao của người phụ nữ Hà thành. Nhìn ảnh trông cô nghiêm nghị ,nụ cười không rộng mở nhưng nói lên tất cả: Cô sống hết mình cho người và cho đời, cho văn chương mà cô yêu thích. Nghệ thuật vị nghệ thuật và nhân sinh hòa hợp, quyện lấy như dòng máu đỏ trong tim. Cô biết: “Sáng tác là tiến hành một cuộc xét xử không giả dối với chính mình” (L. P. XEN). Vì vậy mà cô luôn tuân theo nguyên tắc: Trung thực và chân thành trong cuộc sống, nghề nghiệp và văn chương của mình. 

        Thỉnh thoảng Loan bình thơ. Cô cảm thụ một cách thấu hiểu nên cô viết ngắn gọn và súc tích. Lời bình của Loan là “cảm thông, soi đường, truyền bá “(LOVIS DE SIDANIER)  cái hay cái đẹp của tác giả. Chính vì vậy mà trước khi đặt bút viết, cô phải tìm hiểu về tác giả, để tâm hồn mình quyện với thơ. Lời bình của Loan có khi là ý nghĩ độc đáo làm Nội dung càng thêm sâu sắc .Cô luôn nhất quán “Tâm là nguyên tắc, là cội nguồn của viết hay ” (HORACE). Cô xem câu nói của XE KHOP là Kim chỉ nam của sự nghiệp viết văn của mình: “Nhà văn là người nhân đạo đến tận xương tủy”.

        Phùng Hương Loan vẫn là người phụ nữ bình dị. Cô yêu hoa chạc chìu hơn tất cả loài hoa có trên đời này. Dù môi trường sống khắc nghiệt đi nữa thì hoa chạc chìu vẫn phát triển và vươn ngọn về phía mặt trời. Đó là hình ảnh của Loan luôn khát khao và mong muốn cuộc sống yên vui, tâm hồn tươi sáng và hạnh phúc. 

Ảnh hoa chạc chìu st mạng

      

 Cuối cùng xin chúc Loan luôn xinh đẹp, có nhiều bài viết hay cống hiến cho đọc giả. 

—————

*(Trong bài có sử dụng Danh ngôn nhà văn từ Fb của L. K. Mai. Cảm ơn Mai rất nhiều) 

Leave Comments

0976712244
0976712244