THƯƠNG LẮM, HÀ NỘI ƠI! - DIỄN ĐÀN VĂN HỌC - MÙA HOA

THƯƠNG LẮM, HÀ NỘI ƠI!

Nguyễn Thúy Nga
(Viết tặng cho Hà Nội)

   Rồi cũng đến ngày về, thu rón rén đi vào phố vì Hà nội của tôi cùng cả nước đang gồng mình giữa một thời khắc quan trọng.

     Mỗi người, yêu Hà Nội theo cách của riêng mình còn với tôi đến với tình yêu này như bị thôi miên, rồi mê man trong sùng kính. Hà Nội với tôi giờ đây, không đơn thuần chỉ là một tình yêu.

    Thu là mùa của những cây bàng khẳng khiu rụng lá, lúc này hương hoàng lan được thể bung ra mở khóa vùng tiềm thức, từng tế bào rung lên, nhận sự mơn man của hương thu Hà nội.

     Những thu trước, tôi sẽ mặc quần sooc, đi chân trần trên từng con phố và cảm thấy như hồn mình được thấm đẫm linh khí mảnh đất này. Vẳng nghe đâu đây ký ức tuổi thơ lại ùa về, tôi nghe tiếng xao xác của gió Hồ Tây đập vào mái nhà Bát Giác ở trong trường Chu Văn An nơi tôi từng học.Tôi nghe tiếng sông Hồng đang cuộn chảy dưới chân cầu Long biên lịch sử và hình như… mùi của lá sen gói cốm làng Vòng.
      Thu về qua tứ trấn, năm cửa ô, thu tràn vào Hà nội.
       Thu giăng bẫy khoảng trời mê.
Chờ chiều cả gió gửi về…. môi em.
Gái Hà Nội đẹp trong từng khoảnh khắc, nhưng theo tôi mùa thu là thời điểm rực rỡ nhất (tất nhiên, tôi không phải là một phụ nữ xinh đẹp) nhưng giống như mọi người, tôi có tính cách người Hà nội, luôn nở nụ cười bình thản và ngẩng cao đầu trong bất kỳ khoảng khắc thăng, trầm nào của cuộc sống.
   Giữa linh thiêng, hào hoa, tôi lại bắt gặp một Hà nội ung dung,  tự tại trong giông bão… với một dáng vẻ trầm mặc.
    Thì ra, linh khí trời đất và cốt cách người Hà nội đã tạo nên sự thâm nghiêm này!
   Có một cái gì đó như nghèn nghẹn trong lồng ngực, Hà Nội đẹp trong chiến tranh, trong hòa bình, vẫn đẹp trong mỗi biến cố và luôn đẹp trong con mắt những người yêu Hà nội.
   Thương lắm, Hà nội ơi!

  Hà Nội – 8.2021
—————————

Ảnh nguồn NT

KÊNH G
       Kim Hoa – 12.2020

   ✍????Thỉnh thoảng nhớ quê, tôi nhờ mấy người bạn còn sinh sống ở đó chụp cho mấy tấm hình. Vừa xem cho đỡ nhớ, vừa để giành, có dịp là đăng bài viết đâu đó. Để khoe hình ảnh quê tôi đó! Nhiều người khen đẹp và thơ mộng. Nhưng tôi không dám hãnh diện, vì tôi chẳng có đóng góp tí công lao nào vào việc xây dựng cả.
Thời thơ ấu của tôi cũng lớn lên trên bờ sông kinh G đó, và ngày ngày tung tăng trên con đường hai bên sông đi bộ đến trường hai cây số
  ✍????Nhưng con sông khi ấy nó nhỏ và cạn hơn. Mỗi ngày nước thủy triều lên xuống ít nhất hai lần. Tùy theo ngày trăng, mà giờ của nước lên, xuống sẽ thay đổi theo.
     ✍ Khi con nước xuống, lòng sông hai bên bờ lộ ra. Nếu đứng giữa lòng sông, nước sông chỉ còn liếm tới lưng quần. Tôi có thể khùa tay mò bắt cá, vui lắm. Mỗi lần khùa mấy con cá rô phi nó vội nép vào gốc những cây cột của cầu bến bắc ngoài sông hoặc nép vào bàn chân tôi. Bắt khó lắm! Nhưng chủ yếu là tôi được thỏa thích chơi đùa với cá. Và thỉnh thoảng có mấy con cá nó lội (bơi) sượt qua ống chân. Có khi tôi đạp nhằm con đang buồn ngủ dưới hốc bùn đáy sông. Làm nó giật mình phóng lọt vào ống quần rồi thì…he…he…nó tìm cách thoát thân loạn xạ.
     ✍ Dưới sát lòng sông thì hến to hến nhỏ đua nhau chen chúc. Tôi chỉ cần kê miệng rổ tre, hốt giống như hốt lúa phơi trên sân gạch. Sau đó đãi sạch bùn. Đem về luộc rồi lấy ruột hến nấu cũng được nhiều món khác nhau. Tôi ưa làm món hến xào cà chua cũng ngon lắm!
Trước khi nước thủy triều dâng lên, nó đứng lại lững lờ.  Chỉ trong vòng khoảng năm phút là nó bắt đầu chảy nhanh lắm! Nếu tôi mê mò cá mà quên tí xíu là nước dâng lên ngập đầu. Vì thế, ai không biết bơi thì khi nước đứng, phải lo co giò chạy lên bờ. Và ngắm con nước cuồn cuộn chảy.

    ✍Nước sông tuy không mênh mông và sâu như bây giờ. Nhưng khi nó đã dâng cao thì nước sạch lắm!
        Tôi xuống múc mấy gánh nước đổ đầy lu, rồi lóng phèn, đợi cho chất dơ chìm xuống đáy lu chừng vài tiếng là có thể múc uống được và dùng để nấu nướng. Cái lu này người ta hay gọi là cái khạp lươn được làm từ đất nung và sơn lên màu giống màu da của con lươn. Và cái nắp khạp, cũng được làm bằng đất nung để đậy. Tránh cho mấy con muỗi chui vô đẻ lăng quăng. Nhưng nếu lỡ có mấy con nó đẻ trong đó thì cũng không sao. Tôi cũng không nỡ đổ khạp nước đi. Vì  nước vẫn ngọt dịu, mình chỉ cần lấy cái gáo dừa khùa khùa để cho mấy con lăng quăng nó bơi đi chỗ khác. Rồi lựa phía mà múc, cho đừng có con nào lọt vào, và sẽ chui vào nằm vùng trong bụng.

Sau này đi nhiều nơi tôi đã uống nước của nhiều vùng khác nhau. Không có vùng nào mà nước ngon như vậy. Ai không tin cứ xuống Miền Cái sắn, ghé vào bất cứ nhà nào xin miếng nước lã uống thử. Không có đau bụng đâu mà sợ.

Leave Comments

0976712244
0976712244