NGƯỜI GÓA PHỤ RU CON - DIỄN ĐÀN VĂN HỌC - MÙA HOA

NGƯỜI GÓA PHỤ RU CON

NGƯỜI GÓA PHỤ RU CON – Thơ Vọng Thanh/ Qua lời bình Tg – NaTy

Đọc bt tựa đề: “NGƯỜI GÓA PHỤ RU CON”
Tác Giả Vọng Thanh đã viết rất khá hay.
Ý nghĩa, thấm thía, buồn tan nát cõi lòng.
Đọc xong bài thơ tôi đã rưng rưng nước mắt. “Nghĩ về công ơn của đấng sinh thành.
Đôi dòng “Nước mắt chảy xuôi “suốt cuộc đời dõi theo con mỗi ngày.
Bài thơ Tác Giả viết “Về người vợ, về người mẹ “luôn chạm đến trái tim người đọc.
“Người Góa Phụ Ru Con” đọc nghe qua đều phải ngậm ngùi, xót xa, đau thương.

“Người về
Mắc võng ru con
Giêng – Hai đệm khúc nhạt buồn mênh mông”

Khổ thơ gợi cho ta thấy
Chuyện tình về nhân duyên, kỳ thực như là định mệnh của đất trời vậy!?
Chúng ta có tin điều đó không nhỉ?
Nó như xoáy sâu đến quy luật.
Sinh – Lão – Bệnh – Tử, vốn đã tồn tại từ trong tiềm thức nhân loại.
Từ rất lâu nhưng sự mới mẻ và khác lạ đó được đặt qua điểm nhìn của người phụ nữ, người vợ, người mẹ, người đã cống hiến dành trọn cuộc sống đời mình để bảo vệ lo toan cho gia đình nhỏ.
Dòng thơ Tác Giả Vọng Thanh anh thể hiện một cách rõ rệt.
Nhưng dẫu sao lời trần tình bi lụy qua
thi phẩm mang nhiều nỗi trớ trêu cùng trăn trở đa chiều của thế giới nội tâm đã trải lòng, khiến cho bao độc giả không khỏi ngậm ngùi, suy ngẫm.
Cách bày biện lời thơ tác giả anh đi thẳng vào câu chuyện tình.

“Lặng nghe
Tiếng gió bên sông
Nhắc trăng chải lại một dòng
Hư hao”

Với lời “gửi trao” với cung đàn gãy nhịp phách, đứt đoạn tình biệt ly.
Tình chồng nghĩa vợ thôi đành từ đây!
Từng lời như ôm trọn một niềm đau thương… thấm thấu cả nỗi lòng.
Mạch nguồn, khổ thơ lạnh lùng, tê tái… mà tách bạch ngôn ngữ chân quê tình đượm, mà thuần khiết.
Giọng điệu vương buồn và hơi thở âu sầu bên sông cứ văng vẳng đâu đây?
Khiến cho bao kẻ người qua lại ngấn lại thương cảm đầy xót xa.
Ở khổ thơ đọc qua tôi rưng rưng nước mắt và đồng cảm lời bi ai oan thống khổ của thân phận người thiếu phụ tuổi đời vẫn còn xuân xanh ấy mà đã góa phụ, một mực thờ chồng, nuôi con, cái đáng quý và tôn vinh chớ hoàn toàn không đáng trách.
“Vì sao xảy ra nỗi niềm?
Do số phận đành lìa ly tan “
Quả thật rất đau đớn từ cõi lòng người.
Của sự éo le đắng cay, xót xa… cho thân phận người “Góa Phụ”.
Thật vu vi và mang nhiều góc khuất, những “Dấu Chấm Hỏi?” những nỗi buồn, đau thương và sự mất mát cứ đeo bám kiếp người.
Mối nhân duyên mới mở ra khép lại quá khứ nhàu nhĩ, nhuộm màu buồn, bởi tang tóc đau thương.
Cũng như trong tình yêu ấy là bất tận của nỗi đau, không thể vùi chôn, bởi bất kể lý do hay nghịch cảnh gì thì cũng như người phụ nữ này trong bài thơ Vọng Thanh.
Chưa từng hưởng hạnh phúc trọn trịa, nhưng ở một thời điểm nhất định của cuộc đời họ đã có tất cả niềm vui sướng hân hoan khi được vẻ vuốt những sinh linh bé bỏng ra đời, khoảng thời gian bú mớm, chăm bẫm nuôi nấng đứa con chỉ là bến bờ hạnh phúc hy hữu nhất.
Thử hỏi trên đời này điều gì đáng trân quý hơn khi được trải nghiệm hay chứng kiến quảng thời gian đẹp nhất ấy!
Sự vĩnh cửu được thể hiện của tình mẫu tử thiêng liêng được nối dài từ thế hệ này sang thế hệ khác.

“À ơi!….
Dòng nước xanh trong
Đồng xuân mẹ tát
Gàu sòng
Nước lên “

Từng lời ru con À ơi!.. Như đưa thoi của tuổi xuân xanh của người mẹ dốc hết bầu tâm sự… để vượt qua cái tuổi xuân ấy, giờ lại phai tàn theo năm tháng vò võng ru con, mong cho con khôn lớn mỗi ngày, bình an.
Từng lời như điệp khúc, như mang hơi thở, suôn mượt, nhẹ nhàng đầy ắp câu chữ dễ dàng chạm tới tâm can người đọc.

“À ơi!….
Dòng nước lênh bênh
Thương con
Thương cả
Người bên
Sớm chiều…”

Một cách miêu tả nhẹ như tiếng lá rơi rụng.Xoáy thẳng vào vào khoảng không của cảm xúc đang chất chứa nỗi niềm.
Những nỗi đau, như đang oán than từ cõi lòng.
Cũng là một người phụ nữ cam chịu, đoan trang.
Tác giả lại đối nghịch khi thông minh, tinh ý, chủ động, ý nhị, rụt rè nhưng mang ngọn lửa ngầm…
Sự chu toàn việc trong gia, nội, ngoại cha mẹ chồng dưỡng nuôi cha mẹ chồng và nuôi con thật thấu đáu nghĩa vẹn tình trọn.
Thật ngưỡng mộ người phụ nữ Đất Việt.
Cứ lặng thầm hy sinh ngay cả bản thân mình, sống trọn đạo.
Và thể hiện sự hy sinh tình mẫu tử cứ thui thủi,gặm nhấm một mình trong giữa đêm trường gió rét, với sóng gió bão nổi của cuộc đời.
Cái suối nguồn lan chảy, thiêng liêng ấy cứ mãi tuôn trào, điểm nhịp bất tận qua cuộc hôn nhân và cái chết.
Sự chia ly cách biệt cõi âm dương thật đau lòng…!
Hỡi thời gian trôi đến lúc có ai đó nhắm mắt lại nhưng đâu đó xa xôi vẫn văng vẳng tiếng trẻ thơ khóc người góa Góa Phụ ngồi ôm con trong kiếp đoạ đầy.
Phận bạc của kiếp người.
Nhưng vẫn nổi bật nét duyên “Góa Phụ “chọn xây dựng một ý nghĩa tốt đẹp nhất!
Câu chuyện chỉ loanh quanh của một kiếp người nhưng đó là một bài thơ hay một câu chuyện tình buồn mà Tác giả sáng tác cũng là nói về tình chồng nghĩa vợ, tình mẫu tử thiêng liêng, không giáo điều hay gượng ép, một cảm xúc được cân bằng cho những phút giây cuối cùng.
Một cái kết chỉ khép lại một chương, mở cánh cổng cho điều tuyệt vời!
Khác được bắt đầu và đã có một cuộc đời thăng trầm với đủ cung bậc cảm xúc.

“Thương con
Chẳng ngại nắng mưa
Thương con
Mẹ gánh
Cả mùa
Giêng -Hai….”

Khổ thơ cuối đã toát lên từ cõi lòng của người “Góa Phụ”.
Đó chỉ là bởi vì nỗi đau khổ mà người đã phải chịu đựng suốt cuộc đời nhiều hơn bất kỳ người bình thường nào trên thế gian này, bởi “Góa Phụ” nhân vật trong nhà thơ Vọng Thanh cũng đã phải đương đầu với quá nhiều nỗi niềm chạm đáy lòng.
Sự giao cảm với thời cuộc và tức cảnh nên thơ,Sinh tình đủ vào câu, chữ đẹp mà nhà thơ Vọng Thanh thơ anh bài biện chủ yếu đề cặp tới phụ nữ, tình chồng nghĩa vợ, tình mẫu tử thiêng liêng.
Tính nữ và sự khác biệt giữa hai thế hệ
Độc giả buồn thương cảm, ngậm ngùi …cho tình yêu của kiếp người.
Cuộc đời của người Góa Phụ sầu bi đến nao nao lòng.
Ảm đạm như vòng tròn tạo hóa vẫn phải quay, dù không ai đoán định nhưng hãy học cách biết chấp nhận và đối mặt để vững tâm đi tiếp..
Để mở ra một chân trời khác lạ, để độc giả đọc và thấm, hiểu được nỗi đau chín tháng mười ngày của người phụ nữ, gần yêu thương nhưng xót xa, thương hại, chạm cảm xúc nhiều hơn hướng đến với ngôn ngữ tính nhân văn, chất trữ tình, và tiềm ẩn của con người.
Cùng nhịp liền mạch của cảm xúc.
Tâm tình trong thơ Vọng Thanh anh.
Nói đến đây tôi rất thích đọc và yêu con chữ và một sự thật rất ngưỡng mộ dòng Tình Thơ của anh tự bạch, bày biện đã vẻ nên một thế giới riêng của những người Góa Phụ tội nghiệp, thương cảm thật.
Nhưng vẫn hết sức duyên dáng cái đẹp mĩ miều của sự khiêm nhường và luôn thấm đẫm nước mắt.
Chính Tác giả Vọng Thanh anh đã chọn cho bản thân một cái nhìn thân thiện, sự gần gũi, gắn kết với lớp người đương ở cái tuổi xuân xanh tràn đầy hy vọng và sức sống.
Với nét duyên Góa Phụ, một vẻ đẹp và sự huyền bí được kết tinh chằng chịt, bởi những nổi buồn, ngậm ngùi.
Qua bài thơ “Người Góa Phụ Ru Con”
“Nụ cười tắt ngấm bấy lâu còn niềm tin
và nước mắt đã bị rút cạn
Nỗi đau đẩy tới nỗi đau của người”.

Tác giả khắc hoạ đã làm tăng thêm mục đích sống con người.
Em xin trân trọng cảm ơn một TG Vọng Thanh anh đã sáng tác bài tình thơ buồn rất tuyệt vời anh à!
Một lần nữa, em xin chân thành chúc mừng và xin chia sẻ bài thơ khá hay với tất cả tấm lòng thành, với chính tác giả anh đã thả hồn vào đã làm lay động lòng người.
Giọng thơ để đời đi vào năm tháng.    Kính chúc anh sức khỏe dồi dào, anh mãi là tuyệt tác nhất và mãi triển vọng và luôn làm đẹp cho đời anh trai Vọng Thanh nha!

TRÂN TRỌNG!

KÍNH MỜI QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐỘC GIẢ CÙNG ĐÓN ĐỌC VÀ THƯỞNG THỨC VỚI BÀI THƠ:”NGƯỜI GÓA PHỤ RU CON” ĐƯỢC SÁNG TÁC CỦA NHÀ THƠ VỌNG THANH.

NGƯỜI GÓA PHỤ RU CON

Người về
mắc võng ru con
Giêng – Hai đệm khúc nhạt buồn
mênh mông

Lặng nghe
tiếng gió bên sông
Nhắc trăng chải lại một dòng
hư hao

Tóc xanh
giờ
điểm bông lau
Còn nghe hương bưởi ngõ sau
rối lòng

À ơi!…
Dòng nước xanh trong
Đồng xuân mẹ tát
gàu sòng
nước lên

À ơi!…
Dòng nước lênh bênh
Thương con
thương cả
người bên
sớm chiều…

Ngủ đi…
Ngoan nhé con yêu
Dập dềnh hoa tím
… Nát chiều
xuân xưa…

Thương con
chẳng ngại nắng mưa
Thương con
Mẹ gánh
cả mùa
Giêng – Hai…

#Vongthanh✍

Leave Comments

0976712244
0976712244